HƯỚNG DẪN XỬ LÝ ĐAU ĐẦU GỐI AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
Đau nhức đầu gối xảy ra rất phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến vận động, khiến người bệnh khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Đây cũng là một trong những chấn thương thường gặp ở những người tập gym. Không chỉ là cơn đau thông thường, đau nhức khớp gối cũng có thể là một sự cảnh báo về các căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm.
Phần 1: Định Nghĩa
Đau đầu gối là dấu hiệu cho thấy xuất hiện tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Trong đó, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa: phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày (mâm chày) và mặt sau của xương bánh chè (che chở mặt trước của khớp gối). Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị tổn thương.
Phần 2. Nguyên nhân đau đầu gối phổ biến
2.1 Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối là một trong những loại chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm tổn thương đến xương, sụn, dây chằng. Cơn đau có thể xuất phát từ:
Bong gân
Đây là tình trạng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng, nhưng không làm đứt dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên.
Tổn thương dây chằng
Dây chằng chéo trước rất dễ bị giãn hoặc đứt do té chống chân xoay người. Tổn thương dẫn đến cơn đau ở khớp gối, sưng nề, hạn chế vận động gối. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng mất dần nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.
Tổn thương sụn chêm
Khi mang vác vật nặng hoặc xoay gối đột ngột, sụn chêm sẽ bị rách, gây đau và sưng nề đầu gối. Một số trường hợp, mảnh sụn rách có thể lọt vào giữa khe khớp, gọi là hiện tượng kẹt khớp, bắt buộc phải phẫu thuật nội soi cấp cứu để cắt sụn chêm.
Gãy xương
Trong khớp gối, xương bánh chè dễ bị gãy nhất nếu có tác động mạnh diễn ra đột ngột. Khi ấn nhẹ vào ổ xương bị gãy sẽ có cảm giác đau nhói, bầm tím, mất cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương.
3.2. Dấu hiệu của bệnh lý xương khớp
Khi bị đau khớp gối làm người bệnh luôn trong tình trạng lo âu. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh lý nguyên nhân, người bị đau khớp gối sẽ sớm thoát khỏi cơn đau dai dẳng. Các bệnh lý này bao gồm:
Thoái hóa khớp gối
Xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc một số yếu tố nguy cơ như tai nạn, béo phì, vận động gắng sức, không thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống thiếu chất, thói quen hay ngồi xổm… Người bệnh có cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối, nghe tiếng lụp cụp khi gấp duỗi, đau tăng khi vận động.
Viêm khớp gối
Khi bị viêm khớp, xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Các khớp xương ma sát nhiều, làm giảm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây đau và vận động khó khăn. Cơn đau ở gối thường xuất hiện vào sáng sớm, kèm theo hiện tượng cứng khớp kéo dài tối đa 30 phút.
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh lý tự miễn gây tổn thương nghiêm trọng màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây đau khớp, cứng khớp, lâu dần dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp.
Bệnh gout
Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác. Gout không chỉ biểu hiện rõ ở ngón chân cái, mà còn có thể tác động lên khớp gối.
Phần 3: Hướng dẫn các xử lý đau đầu gối an toàn, hiệu quả
Sau khi xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối, bạn cần xử lý sớm để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm. Việc chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn bác sĩ là cần thiết, kết hợp thêm một số cách điều trị đau đầu gối tại nhà để gia tăng hiệu quả điều trị:
Chườm nóng hoặc lạnh
Một trong những phương pháp sơ cứu phổ biến khi gặp chấn thương là chườm lạnh. Bạn sử dụng một chiếc khăn sạch bọc bên ngoài đá rồi chườm lên khu vực bị đầu gối sẽ giúp giảm đau cực kỳ hiệu quả. Đối với những tình trạng đau đầu gối do đau cơ, đau khớp mãn tính thì bác sĩ khuyên rằng nên chườm nóng để giảm đau. Lưu ý những vết thương hở, da bị viêm thì không nên sử dụng cách này.
Massage đầu gối
Để giảm đau đầu gối đơn giản tại nhà, bạn có thể dùng phương pháp massage. Khi thực hiện cách này, bạn ngồi để gầu gối vuông góc, bàn chân đặt lên sàn rồi tiến hành massage với tinh dầu. Bạn nên tìm hiểu và thực hiện đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả, đồng thời tránh những chấn thương ngoài ý muốn.
Thực hiện động tác hỗ trợ giảm đau đầu gối
Thông thường, khi bị đau đầu gối bạn thường sẽ hạn chế hoạt động. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến khích chúng ta nên thực hiện một số bài tập để hỗ trợ giảm đau, tăng cường sức khỏe cơ bắp. Một số bài tập bạn có thể áp dụng như bài tập kéo giãn cơ bắp chuối, bài tập tăng sức mạnh cơ đùi và cơ tam đầu đùi,…
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn không những hỗ trợ giảm đau đầu gối mà còn giúp cơ thể tăng cường sức khỏe. Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin, omega – 3, đồng thời hạn chế các thực phẩm chứa nhiều saponin như khoai tay, cà chua để hỗ trợ điều trị đau đầu gối tại nhà hiệu quả.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách hỗ trợ giảm đau đầu gối tại nhà hiệu quả, an toàn mà bạn có thể áp dụng. Ngoài ra, nếu tình trạng trên không giảm bạn nên đến cơ sở y tế đề thăm khám và điều trị. Xây dựng một chế độ tập luyện cùng ăn uống hợp lý cũng góp phần giúp hạn chế đau đầu gối và tăng cường sức khỏe. Follow CanGym để cập nhật thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng và thể hình.